Thủ tục đăng ký kinh doanh cho người nước ngoài
Người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải tuân thủ...
0939.13.13.16 luattovang@gmail.com
Công ty của tôi đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sở hữu độc quyền thương hiệu về công thức bánh kem. Năm 2022, công ty tôi có thuê chị Phương vào làm ở vị trí nhân viên bếp bánh. Qua thời gian làm việc, chị Phương đã tìm hiểu và thu thập được thông tin về công thức và kỹ thuật tạo ra những chiếc bánh mang thương hiệu của tôi. Đầu năm 2023, Phương xin nghỉ việc và về tự mở một cửa hàng bánh kem với tên gọi gần giống tên công ty tôi và mở bán những chiếc bánh kem với hương vị và tạo hình giống như của tôi. Tôi cảm thấy việc làm này đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tôi. Vậy, chị Phương có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty tôi hay không? Tôi phải làm như thế nào trong trường hợp này mong Luật sư giúp đỡ.
Công thức làm bánh kem của bạn đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sở hữu độc quyền thương hiệu về công thức nên được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra.
Theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau mà không cần đăng ký:
“1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
Công ty của bạn sở hữu độc quyền công làm bánh tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt thì công thức đó có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh.
Khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, gồm:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi nêu trên.
Như vậy, nếu chị Phương từng làm việc cho Công ty của bạn và đã thu thập thông tin bí mật kinh doanh của Công ty, đồng thời sử dụng những thông tin đó để sản xuất sản phẩm tương tự hoặc thực hiện các hành vi tại khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ nêu trên thì chị Phương có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh của Công ty của bạn.
Tuy vậy, để có cơ sở xử lý vi phạm cũng như yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì bạn cần thu thập, củng cố thêm các chứng cứ liên quan để chứng minh hành vi của chị Phương là xâm phạm và gây thiệt hại cho việc kinh doanh của Công ty bạn.
Hãy liên hệ với Luật Tô Vàng ngay bây giờ để trò chuyện với luật sư của chúng tôi nếu các thông tin trên chưa giải đáp được vấn đề của quý khách đang gặp phải. Chúng tôi sẽ lắng nghe những vấn đề pháp lý mà quý khách hàng đang đối mặt và cung cấp những lời khuyên đáng tin cậy và chính xác. Luật Tô Vàng - Luật sư Cần Thơ - Dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp.