Quyền nuôi con sẽ thuộc về ai nếu chưa đăng ký kết hôn?
Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi chúng tôi sống c...
0939.13.13.16 luattovang@gmail.com
Trong cuộc sống hôn nhân, việc ngoại tình là một nguyên nhân chính dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình nhanh nhất. Một trong những vấn đề xoay quanh việc ly hôn được mọi người quan tâm là việc người chồng có được ly hôn khi vợ ngoại tình mang thai không?
Quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với vợ, chồng và được pháp luật ghi nhận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai.
Mặc dù vậy nhưng có một vài trường hợp đặc biệt thì quyền này bị pháp luật hạn chế. Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người chồng sẽ không có quyền được ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trường hợp vợ ngoại tình mang thai, thai nhi trong bụng không phải là của người chồng nhưng người chồng trong trường hợp này cũng không được ly hôn vợ tại thời điểm này vì người chồng đang bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
Pháp luật có hạn chế quyền ly hôn của người chồng nhưng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định và không hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Vậy người chồng có thể tiến hành ly hôn khi:
Khi người vợ sinh con và người chồng có thể đợi đến khi người con đủ 12 tháng tuổi thì có quyền khởi kiện ly hôn vì pháp luật chỉ hạn chế quyền trong khoảng thời gian 12 tháng tính từ khi con được sinh ra.
Trong thời gian chờ con đủ 12 tháng tuổi, nếu việc ngoại tình của vợ khiến hai người cảm thấy căng thẳng, khó chịu, không thể chung sống với nhau thì cả hai có thể ly thân để tránh xảy ra các mâu thuẫn không cần thiết và để người vợ có thể đảm bảo được sức khỏe cũng như nuôi dưỡng thai.
Pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng chứ không hề hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Trường hợp này, người vợ mặc dù đang mang thai nhưng họ vẫn có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn và Tòa có thể đồng ý giải quyết yêu cầu này.
Người chồng có thể đề nghị, thương lượng với người vợ để cô ấy chủ động yêu cầu ly hôn tại Tòa án.
Sau khi có thể yêu cầu ly hôn, người chồng cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ cũng như nắm trình tự thủ tục để tiến hành ly hôn.
+ Đơn khởi kiện ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
+ Chứng cứ ngoại tình của người vợ;
+ Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực, nếu có con chung);
+ Giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con (nếu có).
(Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Các bước tiến hành thủ tục:
+ Chuẩn bị hồ sơ;
+ Nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cùng với bản sao chứng cứ ngoại tình của chồng cùng giấy chứng nhận kết hôn và giấy chứng nhận tài sản chung của hai người;
+ Tòa án xem xét đơn và thụ lý vụ án để giải quyết. Trường hợp Tòa án không nhận đơn và từ chối thụ lý vụ án thì Tòa phải ra thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do;
+ Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn;
+ Ra bản án chấm dứt mối quan hệ hôn nhân.
Thẩm quyền giải quyết: Căn cứ vào Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn là Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bị đơn cư trú gồm nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và nơi làm việc.
Hãy liên hệ với Luật Tô Vàng ngay bây giờ để trò chuyện với luật sư của chúng tôi nếu các thông tin trên chưa giải đáp được vấn đề của quý khách đang gặp phải. Chúng tôi sẽ lắng nghe những vấn đề pháp lý mà quý khách hàng đang đối mặt và cung cấp những lời khuyên đáng tin cậy và chính xác. Luật Tô Vàng - Luật sư Cần Thơ - Dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp.