Ông ngoại có được để lại di chúc cho cháu ngoại không?
Bà Ngoại tôi mất cách đây cũng 10 năm, ông Ngoại c...
0939.13.13.16 luattovang@gmail.com
Khởi kiện tranh chấp quyền thừa kế là thủ tục yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế đúng theo di chúc hoặc pháp luật khi người khởi kiện không đồng ý cách chia thừa kế hiện tại của gia đình, yêu cầu được chia thừa kế nhưng người đồng thừa kế cố tình gây khó dễ, hoặc thỏa thuận phân chia thừa kế hiện tại không thể hoàn thành do thiếu tài liệu.
+ Cha mẹ mất không để lại di chúc nhưng người quản lý đất đai lại tự đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Người thừa kế theo pháp luật mới biết về di sản được hưởng nên khởi kiện để yêu cầu Tòa án phân chia.
+ Vợ, chồng chuẩn bị ly hôn yêu cầu chia tài sản được hưởng do thừa kế từ bố mẹ của đối phương.
Thông thường vụ án tranh chấp quyền thừa kế đều có điểm chung là đã diễn ra từ lâu, tài liệu chứng cứ không đầy đủ, và vụ án chịu điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật qua nhiều thời kỳ. Do vậy, về bản chất quyền tài sản của người thừa kế theo pháp luật sẽ được pháp luật bảo vệ, nhưng dựa trên quy định có sẵn, chứng cứ có đủ để đòi di sản thừa kế không còn là một quá trình tranh tụng gian nan khi khởi kiện tranh chấp thừa kế.
Việc khởi kiện tranh chấp thừa kế yêu cầu người khởi kiện phải xác định muốn Tòa án giải quyết những vấn đề gì? Do đó các bạn cần xác định rõ:
+ Tài sản nào (di sản) yêu cầu phân chia và cách phân chia mong muốn.
+ Thời hiệu khởi kiện đòi quyền thừa kế đối với tài sản đó còn hay không.
Để Tòa án tiếp nhận giải quyết yêu cầu khởi kiện tranh chấp thừa kế thì người khởi kiện phải tự mình hoặc ủy quyền thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện và nhận các thông báo, công văn từ Tòa án.
Hồ sơ sau khi được Tòa án tiếp nhận thì bạn sẽ nhận được thông báo đóng tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Bạn cần thực hiện việc đóng tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày đúng với nội dung thông báo. Án phí nộp xong thì gửi biên lai gốc cho Tòa án.
Tranh chấp thừa kế sau khi được Tòa án giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực mà người có nghĩa vụ không thực hiện thì người có quyền lợi được quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án tới chi cục thi hành án dân sự để được thi hành bản án.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
+ Trường hợp di chúc không hợp pháp thì không chấp nhận thừa kế theo di chúc mà phải chia thừa kế theo pháp luật.
+ Trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án.
+ Trong vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, phải xem xét về công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản của người hưởng di sản thừa kế.
Quyền khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế
Bộ luật dân sự 2015 quy định người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ mình. Do vậy khi quyết định khởi kiện bạn cần biết cái đúng, cái sai để đưa ra phương thức phù hợp
+ Một là bạn cần biết những ai sẽ được hưởng thừa kế? Thứ tự ưu tiên như thế nào?
Người thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế khi người để lại di sản không để lại di chúc. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
+ Hai là có được quyền thừa kế khi người mất không để lại di chúc hay không?
Có những trường hợp người mất đột ngột nên chưa kịp để lại di chúc, vậy khi đó những người thân của họ có được quyền thừa kế không?
Tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định như sau:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Thực tế áp dụng luật thừa kế các tranh chấp về di sản thừa kế rất đa dạng trong đó việc hộ gia đình không thực hiện đúng thủ tục khai nhận thừa kế đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp
Ví dụ: Di sản thừa kế là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có di chúc kèm theo. Tuy nhiên khi gia đình khai nhận thừa kế thì phát hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ bị rách nát dẫn đến không thể thực hiện thủ tục công chứng việc khai nhận di sản thừa kế. Từ đó phát sinh thêm mâu thuẫn việc người được giao quản lý tài sản là di sản thừa kế.
Hãy liên hệ với Luật Tô Vàng ngay bây giờ để trò chuyện với luật sư của chúng tôi nếu các thông tin trên chưa giải đáp được vấn đề của quý khách đang gặp phải. Chúng tôi sẽ lắng nghe những vấn đề pháp lý mà quý khách hàng đang đối mặt và cung cấp những lời khuyên đáng tin cậy và chính xác. Luật Tô Vàng - Luật sư Cần Thơ - Dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp.