Trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại
Trong giao dịch pháp lý, việc hủy bỏ hợp đồng là m...
0939.13.13.16 luattovang@gmail.com
Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, bán hàng online đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về thị trường, chi phí và tiện lợi, việc kinh doanh online cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý mà các cá nhân, doanh nghiệp cần phải chú ý. Bài viết dưới đây, Luật Tô Vàng sẽ đề cập đến những rủi ro pháp lý phổ biến nhất liên quan đến hoạt động bán hàng online.
1. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Một trong những mối rủi ro lớn nhất khi kinh doanh online là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm bản quyền, thương hiệu, bằng sáng chế và thiết kế. Các sản phẩm hoặc dịch vụ mà cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa online cung cấp nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm có thể vô tình xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Ví dụ, việc sử dụng hình ảnh, logo hoặc nội dung thu hút mà chưa có sự cho phép của chủ sở hữu có thể dẫn đến các tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm kiện tụng và yêu cầu bồi thường. Do đó, việc nghiên cứu kỹ lưỡng và đảm bảo tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ là điều hết sức cần thiết.
2. Vi phạm quy định bảo vệ người tiêu dùng
Khi bán hàng online, cá nhân - doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Việc tiếp nhận từ nguồn nhập hàng và cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, dịch vụ hay các điều khoản không rõ ràng trong chính sách bán hàng có thể dẫn đến trường hợp bị xử phạt hoặc kiện tụng bởi người tiêu dùng. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của chủ thể kinh doanh. Do đó, các chủ cửa hàng trực tuyến cần đảm bảo rằng tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm, giá cả, cũng như các điều khoản và điều kiện đều được trình bày một cách rõ ràng, minh bạch và chuẩn xác nhất có thể.
3. Vấn đề kế toán và thuế
Khi bán hàng online, cá nhân - doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các quy định về quản lý kế toán và thuế khi thuộc trường hợp chịu thuế theo quy định. Có rất nhiều trường hợp chủ thể kinh doanh nhỏ thường không chú ý đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, dẫn đến bị phạt không đáng có. Hơn nữa, không quản lý kế toán rõ ràng có thể khiến chủ thể kinh doanh gặp khó khăn trong việc chứng minh nguồn thu cũng như chi phí, từ đó dẫn đến việc bị tính thuế sai hoặc mất đi một số quyền lợi hợp pháp. Do đó, việc xây dựng một hệ thống quản lý kế toán và thuế hợp lý là điều cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp luật.
4. Các vấn đề liên quan đến thông tin cá nhân
Khi khách hàng cung cấp thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại, và thông tin thanh toán để thực hiện giao dịch, chủ thể kinh doanh có trách nhiệm bảo vệ những thông tin này. Các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân ngày càng trở nên nghiêm ngặt, và những trường hợp không thực hiện việc bảo vệ thông tin cá nhân một cách hiệu quả, có thể dẫn đến việc bị phạt theo quy định pháp luật. Hành vi cung cấp thông tin cá nhân của khách hàng cho bên thứ 3 mà không có sự đồng ý của khách hàng hoặc không nhằm mục đích cho việc trao đổi mua bán giữa 2 bên gây ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng thì phải bồi thường thiệt hại khi có yêu cầu đồng thời hành vi này cũng làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp và dẫn đến việc khách hàng không còn tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của bạn. Do đó, xây dựng một chính sách bảo mật dữ liệu rõ ràng và đảm bảo tuân thủ các quy định này là điều cần thiết.
5. Trách nhiệm về quảng cáo sai sự thật
Việc quảng cáo sản phẩm mà "quá lố" - sai sự thật dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng có thể dẫn đến việc chủ thể kinh doanh bị xử phạt, kiện tụng. Các thông tin quảng cáo cần phải chính xác, không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Nếu cá nhân - doanh nghiệp kinh doanh online quảng bá, tuyên bố rằng sản phẩm của mình có tác dụng mà trên thực tế lại không có tác dụng, không có cơ sở khoa học hay sự xác nhận từ một cơ quan uy tín, điều này có thể dẫn đến các hành động pháp lý chống lại cá nhân - doanh nghiệp kinh doanh, gây tổn thất lớn về tài chính và uy tín.
6. Rủi ro về hợp đồng điện tử
Hoạt động bán hàng online thường sẽ không có hợp đồng điện tử chỉnh chu, thông thường giao dịch chỉ được xác lập thông qua tin nhắn thỏa thuận giữa bên mua và bên bán hoặc có hợp đồng điện tử nhưng không chỉnh chu, không đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vì vậy rất dễ có tranh chấp xảy ra nhưng lại khó giải quyết. Ví dụ, hợp đồng không có đầy đủ chữ ký số hoặc không rõ ràng về điều khoản và điều kiện có thể trở thành lý do để một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, việc xây dựng mẫu hợp đồng điện tử, trao đổi thỏa thuận chuẩn xác và rõ ràng là vô cùng cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Liên hệ Luật Tô Vàng để biết thêm chi tiết.
Hãy liên hệ với Luật Tô Vàng ngay bây giờ để liên hệ với luật sư của chúng tôi nếu các thông tin trên chưa giải đáp được vấn đề của quý khách đang gặp phải. Chúng tôi sẽ lắng nghe những vấn đề pháp lý mà quý khách hàng đang đối mặt, cung cấp những lời khuyên đáng tin cậy và chính xác. Liên hệ Luật Tô Vàng qua Hotline: 0939131316 | Facebook: Công ty Luật Tô Vàng - Luật sư tư vấn Cần Thơ để được tư vấn và hỗ trợ.